Sự lạ ở các ngôi chùa
Chúng tôi có dịp trải nghiệm tại Lào trong những ngày giữa tháng 10 năm nay với nơi đặt chân đến đầu tiên là thủ đô Vientiane nằm ở phía tây bắc của Lào. Tại đây,ảinghiệmrấtlạtrênđấtLàbaccarat chúng tôi đã được đến tham quan nhiều công trình tâm linh nổi tiếng của Lào như: chùa That Luong (tháp lớn trong tiếng Lào) là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất của Lào. Ngôi chùa cũng trở thành biểu tượng kiến trúc và văn hóa Lào, được sử dụng hình ảnh in trên tờ tiền giấy và quốc huy của Lào.
Bên cạnh đó, chùa Phra Keo là viện bảo tàng lớn, lưu trữ và bảo vệ nhiều hiện vật quý giá như tượng Phật Kh'mer, một chiếc ngai vàng, đồ vật làm bằng bạc, vàng, ngọc và một số tác phẩm điêu khắc gỗ... Chùa Sisaket là nơi có nhiều tượng nhất tại Lào, với gần 7.000 bức tượng phật lớn, nhỏ quý hiếm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, bạc hoặc mạ vàng...
Ngoài nét kiến trúc độc đáo, điều khác lạ ở các ngôi chùa của Lào mà chúng tôi đến tham quan là phần lớn các bức tượng được để lộ thiên thay vì được đặt ở những nơi kín đáo như các ngôi chùa của Việt Nam.
Trong mỗi ngôi chùa hầu như chỉ có một chỗ duy nhất đặt bát hương và một hòm công đức để du khách có thể dâng lễ cầu nguyện. Lễ được bán tại chùa chỉ có hoa kèm theo hương và nến, không có các sính lễ với nhiều vật phẩm như thường thấy các ngôi chùa của Việt Nam. Vì thế, du khách đến đây hầu như chỉ để chiêm bái chứ không cúng bái.
Đặc biệt, tượng phật không chỉ đặt ở các chùa mà còn được đặt ở công viên như: công viên Phật Xiang Khuan (hay còn gọi là Vườn tượng Phật Xiang Khuan) nổi tiếng với các bức tượng phật độc đáo, trở thành địa điểm du lịch tâm linh của Lào. Những bức tượng phật tọa lạc bên dòng sông Mê Kông, dưới những tán cây to khổng lồ khiến du khách có cảm giác rất bình yên, tĩnh tại khi bước chân vào đây...
Một nét văn hóa độc đáo mà du khách sẽ thấy rất lạ là mỗi sáng sớm vào khoảng 6 giờ, bước chân ra đường sẽ được chứng kiến các nhà sư đi khất thực. Người dân tham gia nghi lễ thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị một phần suất ăn dành tặng cho các vị sư.
Lễ vật là những đồ chín, thường là xôi nếp được đặt gọn gàng trong những giỏ tre, giỏ mây, ngoài ra còn có cả bánh, kẹo. Các nhà sư sau khi nhận, chỉ giữ lại một phần suất ăn đủ dùng trong ngày, phần còn lại sẽ tặng những người nghèo.
Đến Vang Vieng xem… nhảy cầu
Đến Lào, nhiều du khách cũng tìm đến TT.Vang Vieng (tỉnh Vientiane), cách thủ đô Vientiane 150 km. Vang Vieng nổi tiếng là một thị trấn bé nhỏ và bình yên, nơi có khí hậu trong lành mát mẻ, rất thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng. Ở đây có các hoạt động thể thao rất thú vị như chèo thuyền kayak, đu dây, khinh khí cầu, dù lượn...
Vang Viêng còn được gọi là xứ sở vạn hang khi quy tụ tới hàng chục hang động ấn tượng. Những điểm thu hút khách là các núi đá vôi, hang động, trong đó thú vị nhất là động Tham Phu Kham.
Ở đây có một con suối nước trong và xanh như ngọc bích với đàn cá tung tăng bơi lội. Cá nhiều như suối "cá thần" ở xã Cẩm Lương (H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Điều khác lạ là ở đây du khách có thể nhảy ùm xuống suối để tung tăng bơi lội cùng đàn cá. Phần lớn du khách đến đây để tắm, không phải để ngắm cảnh như ở các con suối nổi tiếng ở Việt Nam.
Một điểm khá thú vị là trên một thân cây vươn ra dòng suối được thiết kế một chỗ đứng cách mặt suối khoảng 3 m để du khách có thể trèo lên (bằng thang) và từ đây nhảy ùm xuống suối.
Trò chơi nhảy cầu này đã thu hút rất nhiều du khách cả nam, nữ và trẻ con. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy trên các con suối nào ở nước ta.
Không trà đá vỉa hè
Nếu ai là tín đồ mua sắm khi đến Lào thì sẽ cảm thấy thất vọng vì ở Lào ít có những sản phẩm bản địa (trừ hai sản phẩm nối tiếng là thịt bò khô và xúc xích). Phần lớn hàng tiêu dùng được nhập từ Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, muốn mua hàng hóa ở đây cũng không dễ, bởi các cửa hàng và cả chợ chỉ mở cửa từ 8 giờ 30 đến muộn nhất là 16 giờ và đóng cửa 2 ngày cuối tuần.
Một người Việt đã 20 năm sinh sống ở Lào kể, nếu họ muốn mua một sản phẩm nào đó thì phải mua trước 16 giờ ngày thứ sáu, vì cuối tuần các cửa hàng đều đóng cửa.
Điều lạ là các hoạt động vui chơi, giải trí ở thủ đô Vientiane cũng rất ít. Các quán ăn đều đóng cửa trước 22 giờ. Tại một khu chợ đêm hiếm có ở Vientiane nằm cạnh sông Mê Kông cũng rất ít dịch vụ. Nơi đây có một vài người dân bán các nông sản tươi sống, vài hàng quần áo, giày dép, còn lại là các quán ăn đêm với những đồ nướng, giống như ở một vài dãy phố nhỏ về đêm của Hà Nội.
Cạnh chợ đêm này có một công viên khá rộng rãi nhưng hầu như không có người, thậm chí cả người tập thể dục, khác xa với những hình ảnh quen thuộc ở các khu công cộng của Việt Nam.
Nếu đi dạo bộ trên phố về đêm thì sau 21 giờ, đường phố đã vắng hoe và tịnh không có một quán trà đá vỉa hè hay "trà chanh chém gió" như trên các con phố ở thủ đô Hà Nội.
Dọc dãy phố đi bộ nơi được cho là sầm uất nhất về đêm, phóng viên chỉ bắt gặp duy nhất một người bán hàng rong với sản phẩm là hương hoa để du khách có thể mang dâng lễ ở chân tượng đài khu vực gần chợ đêm…
Điều lạ nữa là khi đi tham quan một số khu vực ở thủ đô Vientiane và tỉnh Vientiane, chúng tôi bắt gặp không ít ruộng đất còn để hoang, cỏ mọc um tùm…
Có lẽ đến Lào, với những người năng động, thích sự sôi động thì sẽ cảm thấy rất nhàm chán, thậm chí là bứt rứt vì không được tận dụng tối đa thời gian để làm việc. Nhưng với những người sống an nhiên và an phận thì có thể lại cảm nhận được sự bình yên và hạnh phúc.
Lào có nguồn gốc lịch sử từ Vương quốc Lan Xang được thành lập năm 1354. Lan Xang có nghĩa là Vạn Tượng. Vì vậy, Lào được gọi là đất nước Vạn Tượng hay đất nước Triệu Voi.
Lào có diện tích 236.800 km2; nằm ở trung tâm tiểu vùng Mê Kông (GMS), thuộc khu vực Đông Nam Á, có chung biên giới với 5 nước: Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Từ bắc xuống nam, Lào có 10 tỉnh có chung đường biên giới với 10 tỉnh của Việt Nam.
Lào có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam. Dân số Lào hiện có hơn 7,2 triệu người, mật độ trung bình khoảng 25 người/km2, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 2%, tuổi thọ trung bình hiện là 62. Hiện, thu nhập bình quân đầu người ở Lào là 2.718 USD.